Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Cây "tỷ đô" mắc ca thích hợp trồng ở đâu tại Việt Nam?

Tây Bắc và Tây Nguyên rất phù hợp để phát triển cây mắc ca.

 Cây ‘tỷ đô’ thích hợp trồng ở đâu tại Việt Nam? - Ảnh 1

Mắc ca (tên đầy đủ là macadamia) hay còn gọi là cây "tỷ đô" là một giống cây trồng khá mới trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nếu xét về giá trị kinh tế, không có loại cây nào đủ sức cạnh tranh với mắc ca.
Bởi lẽ, hạt của cây trồng này có hàm lượng dầu béo lên tới 78%, cao hơn rất nhiều hàm lượng chất béo sau khi rang của lạc nhân (44,8%), hạt điều (47%), hạnh nhân (51%), hạt hạch đào (63%).
Cây mắc ca là cây lâu năm, bắt đầu cho quả từ năm thứ 5 và đạt năng suất cao từ năm thứ 7. Cây mắc ca có thể cho quả tới 60 năm tiếp theo và thân gỗ của nó có thể sử dụng cho công nghiệp chế biến gỗ. Chi phí phân bón và chăm sóc đối với loại cây này không quá 50.000 đ/cây mỗi năm.
Cây ‘tỷ đô’ thích hợp trồng ở đâu tại Việt Nam? - Ảnh 2

Cây mắc ca sẽ là cây chủ lực cho phát triển kinh tế tại Tây Bắc và các tỉnh Tây Nguyên.

Đối với các tỉnh phía Bắc, mắc ca còn có thể trở thành loại cây phủ xanh, giữ đất… Như vậy sau cao su, cà phê, cây mắc ca sẽ là cây chủ lực cho phát triển kinh tế ở Tây bắc. Khi kế hoạch thay thế 100.000 ha cà phê già cỗi bằng mắc ca ở Tây Nguyên được thực hiện xong, cùng với hàng nghìn ha mắc ca ở Tây Bắc, Việt Nam ngoài việc được biết tới là một cường quốc về cà phê, hạt tiêu, lúa … sẽ còn là một cường quốc về mắc ca.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét