Hàng nghìn vỏ chai thủy tinh được vợ chồng anh
Tâm 'đổi phận' thành những đồ tinh xảo, giúp vợ chồng anh kiếm bộn tiền.
Bãi tập kết ve chai của vợ chồng anh Đinh Thiên Tâm, chị Nguyễn Diệu Thúy nằm ở Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội).Anh Tâm, chị Thúy cùng tốt nghiệp ĐH Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội.
Sau khi ra trường, hai vợ chồng làm đồ họa, thực hiện các dự án quảng cáo cho nhiều công ty, có thu nhập khá.
Bên cạnh công việc chính, anh Tâm đầu tư nhiều thời gian cho đam mê chế tác đồ mỹ nghệ từ đá.
Anh Tâm phát triển kinh doanh từ ý tưởng đổi phận cho những vỏ chai bị vứt đi
Trong dịp nói chuyện với
vợ về chủ đề đồ tái chế sáng tạo, anh Tâm nảy ra ý thử tận dụng những vỏ
chai vứt đi để chế tạo thành những đồ gia dụng hữu ích.Chiếc máy cắt, mài đá anh lấy về từ lâu được mang ra sử dụng để cắt vỏ chai rượu, sau đó mài nhẵn dùng làm cốc uống nước.
Vốn có tài hội họa, chị Thúy giúp chồng trang trí cho chiếc cốc, đồng thời dùng nửa trên của chai để chế thành chụp đèn tặng bạn bè.
'Lúc đầu mình chỉ xác định làm chơi, dùng trong nhà và tặng bạn bè nhưng không ngờ lại được nhiều người thích thú, gợi ý nên làm đồ bán.
Được bạn bè bắt mối với nhiều quán bar, nhà hàng tặng miễn phí vỏ chai thủy tinh, chị Thúy nhờ mặt bằng không sử dụng của người nhà làm địa điểm tập kết.
Những món quà hữu ích được trang trí theo nhiều phong cách hợp với nội thất của mỗi nhà hàng không chỉ khiến các chủ quán hài lòng mà còn thu hút nhiều khách tìm tới đôi vợ chồng ve chai.
Tuy không phải bỏ vốn cho nguồn nguyên liệu chính song hai vợ chồng mất khá nhiều công của cho việc đầu tư máy móc và tìm nguồn nhập ngoại chất liệu màu vẽ tốt.
Một bộ máy cắt, mài và mài bóng thủy tinh bao gồm máy cắt cầm tay và các đầu cắt, mài, dũa, cắt mềm theo mọi hình thiết kế do tự tay anh Tâm chế tạo từ máy cắt, mài đá.
Dù số lượng sản phẩm làm ra có hạn nhưng hút khách không ngờ, đem lại doanh thu hơn 2 triệu đồng/ngày.
Nhận thấy tín hiệu tốt từ thị trường, anh Tâm quyết định mở gian trưng bày sản phẩm kèm quán cà phê tại nhà trên phố Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội).
Tiếng lành đồn xa, đam mê ra tiền của đôi vợ chồng trẻ đã được nhiều báo, đài trong nước và quốc tế biết tới. Một tạp chí tiêu dùng của Nhật đã giới thiệu về quán ve chai này với những sản phẩm tái chế nghệ thuật, hút khách trong và ngoài nước.
Các sản phẩm được bán với giá từ vài chục tới vài trăm nghìn đồng, theo chủ quán chia sẻ, đem lại nguồn thu nhập đủ để nuôi đam mê và ấp ủ kế hoạch tìm đối tác, mở rộng kinh doanh lâu dài.
Anh Đinh Thiên Tâm cho biết, tham vọng lớn nhất của anh là có thể tìm được đối tác phù hợp để mở doanh nghiệp xã hội, nhận dạy nghề cho trẻ em, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Đồng thời đầu tư cho chất lượng sản phẩm, phát triển từ mô hình sản xuất đơn chiếc thành dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp và mở rộng thị trường.
Theo Diệp Sa/Zin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét