Đứng trước nông trại xà lách Mỹ mơn mởn, ông Hironosi Tsuchiya - chuyên gia Nhật Bản có công lớn xây dựng 'làng thần kỳ' ở làng Đạ Nghịt (xã Lát, Lạc Dương, Lâm Đồng) không giấu được niềm vui.
Cách đây chưa lâu, khu vườn xà lách này chỉ là vùng đất bạc màu với lởm chởm sỏi đá, cỏ bụi rậm rạp.
Hironosi Tsuchiya cho biết, ông và cộng sự đã và đang nỗ lực hết mình để biến vùng đất khó này thành 'làng thần kỳ' đỉnh cao tại Việt Nam.
Được biết, nơi xứ sở mặt trời mọc có ngôi làng Kawakami (quận Minamisaku, tỉnh Nagano) sau 20 năm áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã trở nên giàu có bậc nhất Nhật Bản.
Những cây xà lách khủng ở 'làng thần kỳ' Lâm Đồng
So sánh điều kiện sản
xuất nông nghiệp ở Đạ Nghịt với làng Kawakami của Nhật Bản thì vùng này
có những ưu thế vượt trội về khí hậu, nhiệt độ.Trước khi chọn Đạ Nghịt, ông Hironosi Tsuchiya cùng cộng sự đã cẩn thận lấy từng mẫu đất, nước trong vùng để xét nghiệm, theo dõi lượng mưa trong nhiều năm để chọn thời điểm xuống giống hợp lý.
Bên cạnh việc tuyển hàng chục lao động Việt, ông Hironosi Tsuchiya còn tìm đến làng Kawakami để động viên người giàu kinh nghiệm trồng xà lách Mỹ sang Đạ Nghịt 'đầu quân'.
Kết quả lao động không phụ sức người, tháng 4/2014, sau 70 ngày gieo trồng, lứa rau xà lách Mỹ trồng thử nghiệm đầu tiên tại 'làng thần kỳ' Việt Nam đưa ra thị trường với thành công ngoài mong đợi.
Ông Hironori Tsuchiya cho biết, 5.000m2 rau xà lách Mỹ của 'làng thần kỳ' Việt Nam đã cho sản phẩm tương đương rau trồng tại làng Kawakami của Nhật, nhiều cây xà lách nặng tới 1,2kg.
Mặc dù giống, vật tư phân bón, công nghệ đều phải nhập từ Nhật và Mỹ nhưng giá thuê nhân công tại Việt Nam rẻ nên chi phí sản xuất tại 'làng thần kỳ' Việt Nam vẫn thấp hơn 10% so với Nhật.
Cây xà lách 'khủng'
Ông Hironosi Tsuchiya cho
biết, trước mắt người Nhật đem công nghệ, chuyên gia sang Việt Nam để
hướng dẫn người Việt làm nông nghiệp công nghệ cao theo tiêu chuẩn
Nhật.Nhưng về lâu dài họ sẽ đưa nông dân Việt sang học cách làm tại Nhật.
Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng khẳng định: 'Làng thần kỳ Việt Nam là dự án tuyệt vời.
Bao năm nay nông sản Đà Lạt chủ yếu tiêu thụ nội địa, việc đổ bỏ hàng nghìn tấn nông sản mỗi vụ ở Lâm Đồng đã trở thành tình trạng phổ biến.
Công nghệ cao, chất lượng tốt, đầu ra sản phẩm ổn định của 'Làng thần kỳ' Việt Nam giúp nông sản Đà Lạt đường hoàng bước ra sân chơi quốc tế'.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét