Huyết đằng nhiều trăm tuổi ở núi Lủng Cẩu, trên dãy Tây Côn Lĩnh |
Muốn biết đâu là dây leo huyết đằng rất đơn giản, chỉ cần cầm dao chém vào thân cây, “máu” đỏ như máu chó tuôn ra ồng ộc thành vũng, sùi cả đống bọt. Thế nên, người ta mới gọi nó bằng cái tên dân dã là cây máu chó.
Theo lời anh Thanh, chúng có phần gốc mọc đứng như cây, phần thân và ngọn lại như dây leo, và lại cứng hơn cả gỗ nghiến, điều lạ lùng thêm nữa, là lá của nó lại to hơn cả tàu lá chuối.Để cưa được cây này, phải dùng cưa sắc và cưa cả ngày mới lấy được vài khúc.
Cách đây 20 năm, trong chuyến đi lấy thuốc ở bản người Tày, sau bữa ăn, cậu con trai của ông thầy cúng đau bụng quằn quại. Anh Thanh sờ bụng biết rằng bị chướng bụng do ăn uống mất vệ sinh, định vào rừng nhổ cây thuốc, thì ông thầy cúng bảo không cần.
Ông thầy cúng lấy khúc gỗ để ngay gác bếp, đẽo một miếng bằng đầu ngón tay, rồi chẻ vụn bằng những sợi tăm.
Ông thầy cúng này thả nắm gỗ vụn vào cái ấm, cho nước đun sôi sùng sục một lát, thì chắt ra cho cậu con uống. Bát nước có màu xanh ngọc đắng ngắt, khiến cậu bé nhăn mặt. Tuy nhiên, uống xong, chỉ mấy phút sau cậu bé hết đau bụng, đi chơi với các bạn.
Anh thắp hương thề với ông thầy cúng người Tày, sẽ không tiết lộ với ai, và được ông dẫn lên rừng, đi tìm loài cây kỳ quái. Không có tên gọi, lương y Thanh đặt tên cho nó là phúc đằng (có nghĩa là trị bệnh vùng bụng).
Gốc phúc đằng thân gỗ, nhưng thân và ngọn lại là dây leo và cứng như thép
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét