Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Cỏ bất tử mọc trên đá ở Tây Côn Lĩnh

Bình minh ló dạng, đỉnh Tây Côn Lĩnh (Hoàng Su Phì, Hà Giang) trong vắt. Phía dưới, mây trắng bồng bềnh. Những mỏm núi thuộc dãy Tây Côn Lĩnh vàng óng như thể hiện ra từ mặt biển.
Lương y Thanh bảo: “Chúng ta đang ngồi trên đống thuốc quý đấy”. Anh chỉ tay vào những khóm cỏ mọc ở kẽ những tảng đá lớn bảo rằng, đây là loại cỏ đặc biệt, khá kỳ dị, là vị thuốc quý chữa nhiều bệnh, trong đó chữa bệnh phong thấp là phổ biến nhất.


Con suối tràn ngập loài cỏ bất tử mọc trên đá ở Tây Côn Lĩnh
Thủy xương bồ mọc ở dưới nước


Con suối tràn ngập loài cỏ bất tử mọc trên đá ở Tây Côn Lĩnh
Tác giả bên khóm thủy xương bồ 
Trong sách cổ, xương bồ được coi là thuốc tiên. Lương y Thanh đọc thuộc vanh vách một đoạn nói về xương bồ, trong sách Đạo tạng kinh: “Người ta lấy xương bồ về, ngâm nước vo gạo một đêm, đem cạo hết vỏ, thái lát mỏng, phơi khô, tán nhỏ, luyện với mật, viên bằng hạt ngô, sấy hay phơi khô để làm thuốc. Ngày uống 2 lần: sáng sớm và tối trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 30 viên, dùng rượu chiêu thuốc. Sau một tháng tiêu cơm; hai tháng trừ đờm; hàng năm thì xương tủy đầy, đẹp người, đen tóc, răng rụng lại mọc…”. 
Trong Đông y Việt Nam còn có câu nói về xương bồ: “Thông ư cửu khiếu/ Đạt ư tứ chi”. Nghĩa là, xương bồ có tác dụng thông đến 9 khướu, đi hết đến chân tay.  
 Thạch xương bồ mọc ở kẽ đá, và củ của nó xuyên sâu vào trong kẽ nứt của tảng đá. Vậy nên, để lấy được củ thạch xương bồ người ta phải đục thủng tảng đá rất cứng dưới suối.


Con suối tràn ngập loài cỏ bất tử mọc trên đá ở Tây Côn Lĩnh
Củ thạch xương bồ anh Thanh dùng làm thuốc 
Con suối tràn ngập loài cỏ bất tử mọc trên đá ở Tây Côn Lĩnh
Những củ thạch xương bồ quý hiếm, có tuổi 60-100 năm mà lương y Thanh cùng tác giả khai thác trên Tây Côn Lĩnh 

Thạch xương bồ là bụi cỏ, nhưng chúng sống bất tử. Lá già rụng xuống lá non lại mọc lên. Cứ mỗi năm, củ ra một đốt. Để lấy được củ thạch xương bồ 100 tuổi, phải đục một lỗ sâu vào tảng đá tới 0,6m, thậm chí là 1m, phải mất cả buổi đục đẽo phá đá phồng cả tay. 
Điều đáng buồn là khoa học nước nhà chưa có nghiên cứu về cây thạch xương bồ. Thế nhưng, có lần, một vị giáo sư, tiến sĩ dược học hẳn hoi, đã phát ngôn rằng, loài cỏ này có độc dược cao, không nên dùng làm thuốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét