Lúc đầu, chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật, chị Hiệp chỉ dám trồng thử nghiệm vài chục gốc trên diện tích 1 sào đất của gia đình.
Sau thấy việc chăm sóc ổi nhàn nhã, thu nhập cao, chị mạnh dạn đấu thầu thêm 6 sào đất của xã để nhân rộng lên đến 200 gốc ổi.
Những cành ổi nặng trĩu quả của gia đình chị Hiệp
Theo chị Hiệp, kỹ thuật
trồng ổi Đông Dư không có gì đặc biệt, chỉ cần chú ý không làm vỡ bầu,
không trồng quá sâu hoặc quá nông.Phải tính đến độ lún của đất, để sau khi tưới đẫm hoặc mưa to làm cho cây lún sâu xuống đất, cổ cây vẫn ngang với mặt đất.
Muốn giống ổi ngon, sản lượng cao phải chú ý tưới nước, bón phân đều đặn. Tuy cây ổi chịu hạn và chịu úng tốt nhưng vẫn cần tưới nhiều nước và yêu cầu phải bón nhiều phân cho ổi, nhất là đạm.
Giống ổi Đông Dư rất ít bị sâu bệnh vì nguồn giống thuộc hàng chuẩn và cho thu quả quanh năm, trong đó 2 vụ mùa và vụ chiêm thu 10 tấn quả/năm/vụ, các vụ còn lại cho năng suất cao không kém.
Từ trồng ổi, mỗi năm gia đình chị Hiệp cũng thu nhập gần 100 triệu đồng.
Ngoài ra, gia đình còn có hơn 2 sào đất trồng rau gia vị như tía tô, mùi tàu... Chăm chỉ làm ăn, chị cũng có thêm khoản thu hơn 50 triệu đồng/năm.
Theo Danviet.vn
Ổi không hạt có thể trồng được trên nhiều đất, nhưng cho năng suất cao khi trồng trên đất phù sa, giàu chất hữu cơ.
1. Chọn giống
Ổi không hạt Malaysia dạng hình cầu hơi dẹp và lệch tâm, đầu quả lõm sâu, thịt quả thơm, giòn ngọt. Giống này có đặc tính khó đậu trái, vỏ quả xù xì.
Còn chọn giống ổi xá lỵ không hạt thì cho dạng trái thuôn dài, da trơn màu xanh sáng, thịt màu trắng ngà, chắc giòn, có vị chua ngọt.
2. Cách chăm sóc
Đất trồng cây ở ĐBSCL cần phải lên liếp, đắp mô để không bị úng, giúp cây phát triển tốt. Mô trồng cao 20 - 30cm.
Ổi không hạt
Khi trồng, đặt cây giữa
mô trồng và lắp đất vừa ngang mặt bầu. Cắm cọc giữ cho cây con cố định
không lay gốc, ủ rơm hoặc cỏ khô giữ ẩm cho cây.Ổi cho nhiều trái và liên tục trong năm nên chú trọng đến phân đạm và kali. Lượng phân bón tùy theo đất và tình trạng sinh trưởng của cây.
Khi thu hoạch, tiến hành cắt tỉa cành, cắt ngọn ở độ cao 1m, xới đất quanh gốc và bón phân cho mỗi gốc khoảng 10 - 15kg phân hữu cơ mục, 300g phân NPK.
Sau đó vét mương bồi đắp lên trên một lớp bùn mỏng. Khi lớp bùn khô nứt thì tưới nước giữ ẩm thường xuyên để cây ra rễ và chồi mới.
Đến khi quả có đường kính 2cm, tiến hành phun thuốc ngừa sâu bệnh.
Có thể dùng bao chuyên dụng để bao trái hoặc bao nilon trắng giúp quả giảm bớt cháy nắng và ruồi đục trái gây hại.
Khoảng 2,5 tháng sau khi hoa trổ thì thu hoạch trái, 3 - 4 ngày thu một lần.
Nếu chăm sóc tốt, bón phân và tưới nước thường xuyên cây sẽ cho trái quanh năm.
Theo Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét