Nhưng từ năm 2007 đến nay, anh đã có 3 sáng chế phục vụ sản xuất nông nghiệp, được nông dân thán phục, cấp trên khen thưởng.
Máy tẽ ngô, ép phân viên
Từ nhỏ gắn bó với nghề nông, anh Long thấu hiểu nỗi khổ của nông dân mỗi khi dùng tay để vặn, tách từng hạt ngô.
Từ những ý tưởng đó, anh quyết tâm sáng chế các máy nông cụ khác thành máy tách hạt ngô chạy bằng động cơ điện 1,1 - 1,5kW, kích thước nhỏ gọn (70x60x50cm).
Trọng lượng máy chỉ nặng 60kg, giá mỗi chiếc là 2,6 triệu đồng, nhưng mỗi giờ tách được hơn 1,2 tấn hạt, chi phí hết khoảng 10.000 đồng tiền điện/giờ vận hành.
Đặc biệt là máy này có thể tách ngô cả đêm, vì không gây tiếng ồn, không thổi bụi mạt, không gây ô nhiễm môi trường.
Anh Hứa Văn Long tại cơ sở sản xuất
Nếu so sánh với chiếc máy
chuyên tách hạt ngô (chạy bằng dầu) hiện bán phổ biến trên thị trường,
mức giá 16 triệu đồng, tiếng nổ động cơ ồn, tiêu tốn khoảng 9 lít
dầu/tiếng (khoảng 200.000 đồng), mỗi giờ tách được 2 tấn hạt, nhưng phải
có 2 lao động vận hành… thì chiếc máy của anh Long có ưu điểm hơn
nhiều.Từ những tiện lợi đó, máy tách hạt ngô do anh Long sản xuất luôn 'cháy hàng'. Chỉ tính ở 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang đã có hàng trăm nông dân mua về sử dụng.
Bước sang năm 2011, phong trào bón phân cho lúa bằng phương pháp viên nén dúi sâu được triển khai đại trà tại Tuyên Quang cũng là lúc anh Long nhận được nhiều lời đề nghị sản xuất máy ép phân viên nén dúi sâu.
Qua nhiều lần tính toán các thông số kỹ thuật, cuối cùng anh cho 'ra lò' chiếc máy ép phân viên nén dúi sâu rất gọn; kích thước chiều dài 1,2m, rộng 0,7m và cao 1,5m, trọng lượng 550kg.
Mỗi ngày, một cỗ máy có thể ép được hơn 4 tấn phân viên nén dúi sâu, đủ bón cho 16ha lúa trong cả vụ.
Máy ép phân viên nén dúi sâu của anh Long rẻ, chưa bằng nửa tiền các máy nhập khẩu từ Trung Quốc. Máy rất chắc chắn, ít hư hỏng vặt, khi thực hiện các thao tác đơn giản hơn so với nhập ngoại.
Do đó, nhiều đại lý bán phân bón tại Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên đã đăng ký mua, anh Long sản xuất ra đến đâu, được tiêu thụ hết ngay đến đó.
Máy hỗ trợ thi công, thu hái quả
Khi vận chuyển cột thu, phát sóng Viettel lên ngọn núi Khau Khây tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, do địa hình dốc thẳng đứng, không vận chuyển được nên chủ đầu tư đã mời anh Long đến giúp hiến kế cách đưa vật liệu lên vị trí xây dựng trạm.
Sau khi đi khảo sát và nghĩ cách chuyển hàng nặng lên núi, anh chợt nhớ đến chiếc máy cày làm đất có cái trục lô có thể dùng nó cuốn dây cáp tời vật liệu.
Thế rồi, anh về nhà tìm các loại vật liệu rồi mày mò chế tạo.
Sao khi hoàn tất công việc sáng chế máy tời, anh Long cùng 3 phụ tá mang cáp, trục lô và dụng cụ đến địa điểm thi công thực hiện chuyển cột lên núi.
Ban đầu, anh Long cho cuốn cáp vào bánh lô, rồi buộc cáp vào gốc cây to sau đó nổ máy cày, cài số 1 để tời kéo từng đoạn cột thu, phát sóng Viettel lên núi.
Mặc dù mỗi đoạn cột dài 6m, nặng trên 4 tạ, nhưng đặt lên thùng sắt thay máng trượt và dùng tời kéo, thì mọi việc diễn ra rất nhanh gọn.
Khi vận chuyển hết các loại cột, tiếp tục đến gạch, cát, nước phục vụ thi công, trước sự thán phục của mọi người.
Phát hiện động cơ máy cày rất khoẻ, có tác dụng tốt trong vận chuyển, anh và những phụ tá lại mày mò sáng chế tiếp thành máy vận chuyển rau, củ quả từ trên núi xuống đường.
Qua thử nghiệm, đầu tháng 10/2014, anh Long cùng nhóm thợ đã về xã Phù Lưu, nơi có nhiều cam, quýt của huyện Hàm Yên để ký hợp đồng vận chuyển quả cam từ trên núi xuống đường vào mùa thu hoạch năm nay.
Theo tính toán, mỗi chuyến vận chuyển được từ 500 - 600kg cam quả.
Cách thức này không chỉ tiết kiệm chi phí, giải phóng sức lao động, mà quá trình vận chuyển không làm cam bị dập, vương vãi như hệ thống cáp treo chạy bằng ròng rọc như hiện nay.
Theo Nongnghiep.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét