Dưới đây là các bước để bạn có thể trồng cây thanh long tại nhà bằng hạt.
Sau đó, dùng thìa gạt nhỏ những miếng thanh long để tách được hạt của chúng và rửa sạch.
Sau đó cuộn những mảnh giấy lại và cho chúng vào những chiếc túi nilon, đóng kín lại rồi để dưới đèn chuyên dụng hoặc để nơi cửa sổ để lấy ánh sáng.
Cần cung cấp nhiều ánh sáng và tưới nước đều đặn cho cây vào mỗi buổi sáng (không nên tưới quá đẫm nước).
Tưới nước cho cây từ 3 - 7 ngày/lần.
Đây là giai đoạn cần bón nhiều phân hữu cơ để kích thích cây phát triển.
Nếu thấy việc trồng trong chậu nhỡ không đủ cho cây thì nhanh chóng chuyển sang chậu lớn hơn để bộ rễ bám sâu xuống đất hút chất dinh dưỡng.
Dù là loại chậu nào thì cũng phải có được sự thoát nước tốt. Nhà có vườn thì mang trồng ra vườn sẽ càng tuyệt hơn.
Trụ đỡ để cây leo cần được nâng cấp lên chắc chắn vì thời điểm này có thể đường kính của thân sẽ đạt từ 5 - 7cm. Cây đẻ nhánh rất nhanh.
Hoa sẽ nở từng đợt liên tục và kế tiếp nhau ngay cả khi đã thu hoạch trái. Cây sai trái, quả ngọt đến đâu phụ thuộc rất lớn vào giống và đặc biệt là lượng ánh sáng được hấp thụ.
- Cây thanh long là dạng cây thân leo, khi trưởng thành trọng lượng của những bụi cây rất nặng nên bắt buộc phải làm giá thật chắc chắn để cây có thể phát triển tốt mà không sợ đổ.
- Để ý bắt sâu bọ và tỉa cành cho cây phát triển một cách tốt nhất.
- Một số bệnh hay gặp ở cây thanh long là bệnh thối đầu cành và bệnh đốm nâu trên cành.
Khi bị bệnh biểu hiện của cây là các ngọn cành của thanh long sẽ chuyển vàng, rồi mềm yếu và thối.
Bệnh đốm nâu sẽ làm cho cành thanh long có những vết đốm màu nâu ở mắt và cành.
Nên chú ý phòng bệnh và thường xuyên cắt tỉa những cành héo úa già để chúng không lây lan ra toàn cây.
Theo Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét