Đất trồng dưa leo phải cao ráo, gần nguồn nước tưới tiêu, ít nhiễm phèn, mặn, độ pH từ 5 - 7.
Đất được cày/cuốc phơi ải 7 - 10 ngày kết hợp rải vôi 30 - 50 kg/1.000m2 và dọn sạch cỏ dại.
Đất được lên liếp tùy theo mùa vụ, địa hình, cao 20 - 40cm, rộng 0,8 - 1,2m, giữa 2 liếp có rãnh rộng 30 - 40cm.
Gieo hạt vào các hốc đã làm sẵn, mỗi hốc cách nhau 30 - 40cm, gieo 2 - 3 hạt/hốc, độ sâu gieo hạt 3 - 5cm, tưới nước và ủ rơm.
Cần gieo 5% bầu để giặm các lỗ bị chết hoặc có thể gieo 100% cây bầu đủ cho trồng hết diện tích thì ít giặm.
Dưa leo được trồng trên đất ruộng
Áp dụng phân bón hỗn
hợp NPK 1:1:2. Ngoài lượng phân chuồng khoảng 2 - 3 tấn/công (1.000m2)
thì số phân khoáng tính theo công thức nguyên chất cần bón khoảng 100kg N
+ 100kg P2O5 + 200kg K2O/ha. Có thể chọn loại phân NPK 6-6-12; 3-5-7 hoặc dùng những loại phân có hàm lượng kali cao để bón như 11-7-14; 11-11-22; 15-15-20; 20-7-25...
Chú ý tính lượng phân bón thương phẩm sao cho tương đương công thức nguyên chất trên để đảm bảo cân đối phân bón.
Trường hợp sử dụng phân đơn và DAP: Thời kỳ bón và lượng phân cho 1.000m2 như sau: Bón lót trước khi trồng khoảng 5 ngày gồm tro trấu 5 bao (loại bao đựng lúa) + phân hữu cơ 15 bao + 5kg urê + 10kg lân + 5kg kali + 3kg DAP.
Bón thúc lần 1 sau trồng khoảng 10 ngày gồm: Urê 5kg + kali 3kg + 3kg DAP. Bón thúc lần 2 sau trồng khoảng 20 ngày, bón: 6 - 7kg urê + 10kg lân + 4kg kali + 3kg DAP.
Thúc lần 3 sau trồng khoảng 30 ngày gồm: 6kg urê + 4kg kali + 3kg DAP. Thúc lần 4 sau trồng khoảng 40 ngày gồm: 5kg urê + 4kg kali.
Chú ý bón lót toàn bộ phân hữu cơ trộn phân vô cơ (nêu trên) + 1kg Borat trộn xong bón từng hốc, khi gieo hạt xong lấp tro trấu.
Phân DAP + phân vi lượng (nếu có) tưới xen kẽ các lần bón phân trên, nên bón bằng cách hòa nước tưới nhiều lần mỗi lần một ít, tưới phân vào gốc và tưới nước xả.
Theo Danviet.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét