Căn nhà gỗ của vợ chồng ông Lê Minh Hoàng và bà Lê Thị Sang (ở thôn 5, xã Đắk Som, Đắk Glong, Đăk Nông) trở thành 'phòng thí nghiệm' bất đắc dĩ của gia đình.
Cách đây gần 20 năm, một số người dân đi lùng lan gấm trong rừng bán cho thương lái với giá 20.000 đồng/kg.
Thấy vậy, ông Hoàng cũng đứng ra làm đại lý thu mua bán cho thương lái kiếm lời.
Vườn lan gấm thử nghiệm của gia đình ông Hoàng
Tuy nhiên vài năm trở lại
đây, giá thu mua lan gấm lên đến 1,5 triệu đồng/kg nên người dân đổ xô
vào rừng khai thác ồ ạt khiến lan gấm trở nên khan hiếm.Thấy vậy, ông Hoàng cùng vợ quyết định trồng thử nghiệm lan gấm.
Ban đầu, các cây con được chiết ra không còi cọc thì cũng héo thân rồi chết dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn.
Rút kinh nghiệm từ lần thất bại đầu tiên, 2 vợ chồng quyết định dừng việc nhân giống để tập trung trồng thử nghiệm cây con trong nhiều môi trường khác nhau.
Sau một thời gian, ông Hoàng thấy rằng, lan gấm chỉ phát triển trong những điều kiện tương tự như trong tự nhiên.
Đến thời điểm hiện tại, khu vườn rộng chừng 2.000m2 nhà ông đã có hơn 250.000 chậu lan gấm được nhân giống thành công và phát triển tốt.
Chậu lan gấm
Giá trị vườn ươm của nhà ông hiện lên đến cả tỷ đồng.Thạc sỹ Bùi Đình Thạnh - Phòng Các chất có hoạt tính sinh học, Viện Sinh học nhiệt đới TP HCM cho biết: 'Cây lan gấm có chứa nhiều hoạt chất vô cùng quý hiếm và có tác dụng to lớn trong y học'.
Để bảo tồn và phát triển loại cây này cần có phương án phát triển nguồn dược liệu sạch để phục vụ cho nhu cầu y học trong nước và quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét