Trồng cây tỷ đô
Hơn 10 năm trước anh Phạm
Hữu Tú (Thành Mỹ, Thạch Thành, Thanh Hóa) được nhận khoán 20ha rừng từ
Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện. Năm 2006 nhân chuyến đi công
tác tại địa phương, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn nhắc đến giống
cây mới tên là mắc ca có giá trị rất cao, có thể mang về hàng tỷ đô mỗi
năm, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nơi đây. Lập tức, anh Tú bắt tay
vào tìm hiểu về loại cây có tên lạ này. Thực tế, lúc đó một số hộ
dân tại các huyện lân cận như Ngọc Lặc, Thường Xuân đã trồng mắc ca,
nhưng tất cả đều không thành công. Lặn lội lên tận nơi để dò
hỏi nguyên nhân thất bại, anh nhận thấy mắc ca là cây ưa ánh sáng, trong
khi các hộ trồng tận dụng phần đất hở để xen canh với nhãn hoặc cây
rừng, nên dù có đến cả trăm gốc mắc ca nhưng chỉ thu được vài kilogam
quả tươi. Mừng vì rút được kinh nghiệm, anh Tú càng quyết tâm làm và đã mua 500 cây giống với giá 40.000 đồng/cây về trồng thử. Anh cho biết, mắc ca là một
loại cây dễ trồng, ưa ánh sáng, kỹ thuật canh tác, chăm sóc không đòi
hỏi cao nên quá trình trồng không gặp nhiều khó khăn. Nhưng khi đến lúc
thu hoạch thì bắt đầu lo đến đầu ra. 'Khó khăn rồi cũng qua hết
và quả nhiên 2 năm nay không có quả mà bán. Một số công ty bánh kẹo tại
Hà Nội, Công ty dược phẩm Trung ương 1 cũng đặt hàng nhưng quả ra còn
không kịp' Đang đúng thời điểm sinh
trưởng tốt, sản lượng quả ngày càng tăng, giá bán ổn định ở mức 60.000 -
80.000 đồng/kg, mỗi năm thu về 300 - 400 triệu đồng, anh Tú lại đột
ngột chuyển hướng. 1 năm trở lại đây, anh dành nhiều công sức và tâm huyết để ươm cây, lai ghép cành bán cho những ai có nhu cầu.
Theo tính toán của giới chuyên gia, 1ha mắc-ca (Macadamia) trồng được khoảng 360 cây.
Sau 3 năm trồng cây đã cho sai quả và thu hoạch ổn định từ năm thứ 5 trở đi.
Trung bình cây mắc ca 9 năm tuổi sẽ cho thu hoạch 5 tấn quả.
Với giá bán 120.000 đồng/kg thì 1ha mắc-ca cho thu khoảng 600 triệu đồng, cao gấp 6 - 7 lần so với thu nhập từ cây cà phê.
Tại Việt Nam, 1kg mắc-ca bóc vỏ đáng giá gần 1 triệu đồng.
Khi chín, quả từ màu xanh dần chuyển sang nâu.
Vỏ hạt mắc-ca rất cứng, không dễ tách ra được, bởi vậy khi muốn tách vỏ cần dùng các vật cứng như cây kìm hoặc con dao to.
Nhưng sau khi được tách vỏ, hạt mắc-ca lại trông rất bắt mắt.
Hạt mắc-ca rất giàu chất dinh dưỡng, tốt cho tim mạch, phụ nữ có thai và trẻ em.
Nó cũng là nguyên liệu tuyệt vời khi làm bánh,
được sử dụng khá phổ biến trong món ăn cao cấp của châu Âu.
Tuy nhiên, để trồng được mắc-ca cần có kỹ thuật chăm sóc yêu cầu khắt khe.
Với giá trị kinh tế rất cao, mắc-ca được kỳ vọng sẽ là cây nông - lâm tỷ đô tại Việt Nam trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét